Quay về đầu

Ăn ngon, đề kháng

Siro ho

Bổ sung sắt

Bổ sung canxi

Men vi sinh

Cải thiện táo bón

Chào mừng các bậc phụ huynh đã đến trang web của tôi: Dược sĩ đại học dược Hà Nội, chuyên viên nghiên cứu lâm sàng sức khỏe trẻ em - Hải Tùng.
Đây là trang web tôi sẽ cập nhật cho bạn những kiến thức và sản phẩm chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé. Những loại SP bổ sung này sẽ đáp ứng những tiêu chí như sau:
- Đã được bác sĩ tại tuyến trung ương (bệnh viện Nhi Trung Ương, bệnh viện Thanh Nhàn, phòng khám,…) tư vấn và đánh giá có hiệu quả tốt cho trẻ.
- Đảm bảo tính an toàn, tiện lợi và được phép dùng tại nhà cho trẻ trong những đợt mới chớm bệnh.
- Giá cả phù hợp với kinh tế của đa số mọi người.

Giới Thiệu
Hãy bấm chọn thứ mà bạn đang quan tâm ở bên dưới nhé!

Sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho bé

Hướng dẫn về kiến thức chăm bé

SẢN PHẨM HỖ TRỢ SỨC KHỎE TRẺ EM

Ăn ngon, tăng đề kháng vượt trội
từ Immunepath-IP của Mỹ

Giải cảm, giảm ho nhanh
từ chiết xuất cỏ xạ hương kháng virus

Bổ sung sắt cho mẹ và bé không tanh, không táo bón từ sắt EDTA

Cải thiệu tiêu hóa từ men vi sinh dạng bào tử lợi khuẩn hiệu quả gấp 3

Bổ sung canxi cho mẹ và trẻ
từ Canxi tảo biển hữu cơ hấp thu > 90%

Cải thiện táo bón cho trẻ
từ chất xơ hòa tan nhập khẩu

kẽm hữu cơ và vitamin C cho bé

Bột tắm SAMKID BABY
7 tác động hiệu quả trên da bé

Giảm dị ứng, mẩn ngứa từ thymomodulin và thảo dược

Hướng dẫn chọn bù điện giải theo tiêu chuẩn thẩm thấu thấp

Thanh nhiệt giải độc gan cho bé sử dụng thuốc tây

XỊT MŨI BIỂN SÂU CÔNG NGHỆ NHẬT CÓ THÊM NANO BẠC CHO BÉ

ĂN NGON TĂNG ĐỀ KHÁNG TỪ IMMUNEPATH-IP

Để giúp trẻ cải thiện đề kháng và tiêu hóa, Tiến sĩ Riordan N.H cùng các cộng sự tại Viện nghiên cứu dị ứng Hoa Kỳ đã cho ra đời chế phẩm thế hệ mới nhất - Immunepath-IP:
– Immunepath-IP trở thành những dưỡng chất bổ sung cấu tạo nên lớp biểu mô (epiteli) của lông nhung ruột non và thành ruột già. Từ đó giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột non thêm 25%, tăng khả năng tái hấp thụ nước và dưỡng chất tại ruột già.
– Vận động viên, trẻ nhỏ khi sử dụng Immunepath-IP cũng giảm rõ tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Hiện Immunepath-IP đang có mặt trong sản phẩm MAXKING 01 giúp trẻ tăng cường hấp thu, nâng cao đề kháng. Đây cũng là thương hiệu cũng đã được 6 năm tuổi và vẫn được các bác sĩ tuyến Trung Ương kê cho trẻ chậm cân, đề kháng yếu.
Liều dùng: 
- Trẻ em từ 2 – 12 tuổi: Uống 1 ống x 2 lần/ngày.
- Trẻ em trên 12 tuổi - 24 tháng: Uống 1 ống x 3 lần/ngày.
- Trẻ em 0 - 12 tháng: Khuyên dùng 1 ống/ lần/ ngày (có thể chia ra 2 lần và bảo quản phần thừa trong tủ lạnh).
Lộ trình sử dụng: 
- Trẻ 0 - 6 tháng dùng 1 hộp để cải thiện biếng ăn và nâng cao đề kháng. Sau đó có thể tiếp tục sử dụng trong 1 tháng để duy trì hiệu quả cao nhất.
- Trẻ 6 - 12 tháng dùng 3-4 hộp để cải thiện biếng ăn và nâng cao đề kháng (do đây là lúc ở trong khoảng trống miễn dịch nên con dễ bị ốm vặt và rối loạn tiêu hóa).
- Trẻ trên 1 tuổi dùng 2-3 hộp để cải thiện biếng ăn và nâng cao đề kháng.
- Mỗi năm nhắc lại 2-3 lộ trình để cải thiện sức khỏe tốt nhất cho con.
Để sở hữu sản phẩm hỗ trợ biếng ăn, tăng đề kháng tốt và chính hãng, bạn bấm vào nút bên dưới nhé:

XEM NƠI ĐẶT SẢN PHẨM HỖ TRỢ BIẾNG ĂN, TĂNG ĐỀ KHÁNG TẠI ĐÂY

GIẢI CẢM, GIẢM HO, GIẢM ĐỜM TỪ SIRO CỎ XẠ HƯƠNG

Như bạn đã biết, bệnh hô hấp của trẻ 90% nguyên nhân là do Virus, 10% còn lại mới là vi khuẩn và rất khó để biết được là do nguyên nhân nào. Vì vậy chúng ta tránh việc cứ ho cảm là nghĩ đến việc dùng kháng sinh. Trong trường hợp này, việc sử dụng siro thảo dược là lựa chọn hợp lý do tính an toàn và hiệu quả làm dịu triệu chứng bệnh để chúng ta có thêm thời gian đánh giá biến chuyển của đợt ho cảm.
Siro ho 1WAY - sản phẩm đang được các bác sĩ Nhi Trung Ương tư vấn. Ngoài những thành phần giảm ho loãng đờm từ cát cánh, mạch môn hay giãn đường thở từ tỳ bà diệp, điểm nổi bật của siro ho này là có bổ sung thêm thành phần cỏ xạ hương. Đây là thảo dược giúp kháng cả vi khuẩn và virus nên khả năng điều trị ho sẽ toàn diện và nhanh chóng hơn.
Lưu ý: Khi sử dụng trong vài ngày đầu, bé có thể húng hắng ho nhiều do siro có tác dụng làm loãng đờm, và tống ra ngoài qua hoạt động ho của bé. Sau thời gian này, bé sẽ đỡ ho rất nhanh.
Liều dùng:
- Trẻ 6 tháng - 2 tuổi: uống 1/2 ống/ lần, ngày 1-2 lần
- Trẻ em 2-7 tuổi: mỗi lần uống 1/2 ống/ lần, ngày 2-3 lần.
- Trẻ em trên 7 tuổi: mỗi lần uống 1 ống, ngày 2-3 lần.
- Uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước đun sôi để nguội rồi uống.
Lộ trình sử dụng:
- Dùng liên tục 5-7 ngày khi trẻ gặp hiện tượng ho cảm.
- Bảo quản lượng dư thừa ở trong môi trường mát, tủ thuốc của bé.
Để sở hữu siro ho cảm tốt, chính hãng cho trẻ, bạn bấm vào nút bên dưới nhé!

XEM NƠI ĐẶT SIRO HO CỎ XẠ HƯƠNG TẠI ĐÂY

BỔ SUNG SẮT CHO MẸ VÀ BÉ TỪ PHỨC HỢP SẮT EDTA

VÌ SAO PHẢI BỔ SUNG SẮT?
Sắt giúp con tạo máu, mà máu là thứ vận chuyển dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy khi thiếu sắt, bé sẽ có biểu hiện chậm cân, da xanh xao, mệt mỏi, kém tập trung và biếng ăn, miễn dịch yếu.
Để lựa chọn được sản phẩm sắt tốt cho trẻ, có 2 yếu tố bạn cần quan tâm đó là: Chọn phức hợp sắt hòa tan tốt để hiệu quả, tránh táo bón và chọn loại vị không bị tanh để tránh trẻ nôn ói khi sử dụng.
Bạn có thể lựa chọn sắt SAMKID FERLATUM. Theo tìm hiểu và ghi nhận ý kiến của nhiều bác sĩ chuyên khoa nhi, sắt SAMKID không có những tác dụng phụ như trên và hiệu quả bổ sung rất tốt. Để sở hữu sắt tốt, chính hãng cho trẻ, bạn bấm vào nút bên dưới nhé!
Liều dùng:
– Trẻ từ 06 tháng đến 8 tuổi: Uống 10ml/lần/ngày.
– Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ chuẩn bị mang thai (trong tuổi sinh đẻ), phụ nữ tiền màn kinh: Dùng 10ml/làn x 2 lần/ngày.
– Các trường hợp thiếu máu: Dùng 10ml/lần x 2 lần/ngày, nếu muốn dùng nhiều hơn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ.
• Để có hiệu quả tốt nên uống liên tục từ 1- 3 tháng. Có thể sử dụng sản phẩm nhiều đợt liên tục.
Lộ trình sử dụng:
- Trẻ em từ 6 tháng - 2 tuổi dùng dự phòng thiếu sắt: 1 hộp
- Trẻ em từ 6 tháng - 2 tuổi dùng hỗ trợ chậm tăng cân, chậm hấp thu, gầy yếu: 2 hộp
- Trẻ em trên 2 tuổi: Dùng từ 2-4 hộp để đạt hiệu quả tốt nhất
- Phụ nữ có thai, cho con bú: 2 hộp/ đợt
- Trong quá trình sử dụng nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hiệu quả hấp thu sắt.

XEM NƠI ĐẶT SẮT AN TOÀN CHO MẸ VÀ BÉ TẠI ĐÂY

CẢI THIỆN TÁO BÓN HIỆU QUẢ TỪ CHẤT XƠ HÒA TAN

Nhiều bà mẹ thắc mắc với tôi rằng: “Con em bổ sung men vi sinh và ăn chất xơ rất nhiều mà mãi không khỏi táo bón”. Nguyên nhân là bởi: Có 2 loại chất xơ là HÒA TAN và KHÔNG HÒA TAN.
- Chất xơ không hòa tan là loại thường có nhiều trong rau xanh (hạt, vỏ và thân, cuống). Nhiệm vụ của loại này là làm tăng khối lượng phân, giúp trẻ đại tiện thường xuyên hơn. Vì vậy chất xơ không hòa tan giúp con DỰ PHÒNG táo bón.
- Chất xơ hòa tan là loại mềm và dính. Nhiệm vụ của loại này là làm mềm phân. Vì vậy chất xơ hòa tan giúp con ĐIỀU TRỊ khi đang bị táo bón.
- Khi phụ huynh dùng nhầm chất xơ không hòa tan để điều trị táo bón cho con, việc này không những không có lợi mà còn gây hại. Do chất xơ không hòa tan làm tăng thể tích khối phân dẫn đến trẻ càng khó rặn hơn.
Nguyên nhân bổ sung men vi sinh nhưng không khỏi: Men vi sinh cần chất xơ hòa tan để phát triển và sản sinh ra acid chuỗi ngắn giúp tăng nhu động ruột và trẻ dễ đi ngoài hơn.
Tóm lại, trẻ táo bón ngoài dùng men vi sinh thì cần bổ sung thêm chất xơ hòa tan. Bạn có thể bổ sung chất xơ hòa tan qua sản phẩm MAXKING 04 - an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Liều dùng:
- Trẻ em từ 2 – 12 tuổi: Uống 10ml/ lần x 2 lần/ ngày.
- Trẻ em trên 12 tuổi: Uống 10ml/ lần x3 lần/ ngày.
- Trẻ em dưới 2 tuổi: khuyên dùng 10ml/ lần/ ngày.
- Uống trực tiếp không pha với nước.
Lộ trình sử dụng:
- Trẻ đang có dấu hiệu táo bón, phân cứng, khó rặn: Dùng liều 2 hộp để cải thiện tốt nhất. Sau đó tiếp tục dùng thêm 1 hộp để dự phòng táo bón tái phát.
- Trẻ em lười ăn rau, có nguy cơ chậm tiêu hóa: Dùng từ 1 hộp trở lên do sản phẩm an toàn lành tính.
- Sau khi thấy hiệu quả, không nên dừng đột ngột mà phải giảm liều từ từ để tránh táo bón tái phát.
Để sở hữu chất xơ hòa tan tốt cho trẻ táo bón, chậm tiêu, chính hãng bạn bấm nút bên dưới nhé:

XEM NƠI ĐẶT SẢN PHẨM CẢI THIỆN TÁO BÓN TẠI ĐÂY

HƯỚNG DẪN CHỌN MEN VI SINH

1. HƯỚNG DẪN CHỌN MEN VI SINH
Phần lớn việc sử dụng men vi sinh không đạt hiệu quả là do lợi khuẩn đã bị tiêu diệt bởi môi trường khắc nhiệt và axit dịch vị dạ dày. Vì vậy lợi khuẩn trong chế phẩm men vi sinh cần được bảo vệ dưới dạng bào tử lợi khuẩn để phát huy công dụng.
Bạn có thể lựa chọn bào tử lợi khuẩn PROBIOFAS. Lý do: PROBIOFAS là dạng men vi sinh ở dạng công nghệ bào tử lợi khuẩn nên chống chọi lại tốt với các tác nhân khắc nhiệt bên ngoài. Và theo đánh giá khách quan của 1 số bác sĩ nhi trung ương, PROBIOFAS đang có kết quả vượt trội hơn so với các loại men khác trong xử lí vấn đề tiêu chảy, phân sống, chậm hấp thu.
Liều dùng:
Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 1 ống/ngày.
Trẻ từ 2 đến 10 tuổi: uống 1 ống/lần x 2 lần/ngày.
Lộ trình sử dụng:
- Bé dưới 6 tháng tuổi dùng lộ trình 3 tuần để cải thiện tiêu hóa, dự phòng bệnh (tương đương 1 hộp)
- Bé dưới 6 tháng tuổi dùng lộ trình 6 tuần để hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa (tương đương 2 hộp)
- Bé trên 6 tháng tuổi dùng lộ trình 2 hộp để đạt hiệu quả cao nhất
Để sở hữu men vi sinh (bào tử lợi khuẩn) chính hãng, hiệu quả cao, bạn bấm vào nút dưới nhé:

XEM NƠI ĐẶT MEN VI SINH TỐT CHO BÉ TẠI ĐÂY

HƯỚNG DẪN CHỌN CANXI
CHO MẸ VÀ BÉ

Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng, tôi không khuyến khích các bạn bổ sung canxi bên ngoài do nguy cơ thừa canxi gây ra cảm giác khát nước, táo bón hoặc đi ngoài,...
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, lúc này sữa mẹ bắt đầu nhường chỗ cho chế độ ăn dặm, trong trường hợp trẻ biếng ăn gây thiếu canxi, chiều cao chậm phát triển, các bạn có thể lựa chọn sản phẩm bổ sung Canxi ở trong ngưỡng an toàn từ siro bổ sung canxi Ucal-D3 - Nguồn canxi hữu cơ từ tảo biển anh Quốc, hấp thu dễ dàng, an toàn cho trẻ nhỏ.
Bạn tìm hiểu thêm về Canxi Ucal-D3 tại ở nút bên dưới nhé!
Liều dùng và lộ trình sử dụng:
Trẻ em từ 06 tháng - 2 tuổi: Uống 10ml/lần x 2 lần/ngày. Uống vào buổi sáng và buổi trưa. Sử dụng 2 tháng nghỉ 1 tháng.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Uống 10ml/lẫn 2 lần/ngày. Uống vào buổi sáng và buổi trưa. Sử dụng 2 tháng nghỉ 1 tháng.
Phụ nữ có thai và cho con bú: Uống 10ml/lần x 3 lần/ngày.
Uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước để uống. Uống trước bữa ăn. 

XEM NƠI ĐẶT CANXI TỐT CHO MẸ VÀ BÉ TẠI ĐÂY

BỘT TẮM 7 TÁC ĐỘNG HIỆU QUẢ TRÊN DA TRẺ

XEM NƠI ĐẶT BỘT TẮM TỐT CHO BÉ TẠI ĐÂY

Nếu bé nhà bạn đang bị rôm sảy, hăm tã, hay bị các bệnh về da thì đùng bỏ qua SAMKID BABY - một loại bột tắm đang được các chuyên gia da liễu sử dụng cho bé từ sơ sinh đến trẻ nhỏ do đặc tính an toàn và 7 tác động trên da của bé bao gồm: làm sạch, kháng khuẩn, dưỡng ẩm, chống bội nhiễm, ngăn côn trùng, phòng bệnh ngoài da, làm lành vết thương.
Điều gì làm nên hiệu quả của SAMKID BABY?
- Chiết xuất lô hội, D-Panthenol: Kích thích làm lành vết thương do cơ chế tăng tổng hợp nguyên bào sợi và collagen, đồng thời có tính dưỡng ẩm.
- Chiết xuất trầu không, hoàng liên, Nano bạc: Ức chế sự phát triển của các vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu gây ảnh hưởng xấu đến da.
- Chiết xuất trà xanh: Chứa các thành phần tanin giúp chống dị ứng trên da.
- An toàn cho trẻ nhỏ, không chứa kháng sinh, không chứa corticoid gây hại cho da của bé.

THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC MỤN NHỌT TỪ CHIẾT XUẤT KIM NGÂN HOA

Chiết xuất kim ngân hoa được biết đến là vị thuốc quý trong y học giúp thanh nhiệt giải độc mát gan, giảm nóng trong mụn nhọt rất tốt. Thymomodulin là hoạt chất cải thiện đề kháng, điều hòa miễn dịch, giảm dị ứng.
Liều dùng cho trẻ:
- Trẻ em từ 2-12 tuổi: uống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
- Trẻ trên 12 tuổi: uống 10ml/lần x 3 lần/ngày.
- Trẻ dưới 2 tuổi: uống 10ml/lần/ngày.
Nên pha với nước ấm, dùng tốt cho bé từ 6 tháng trở lên.
Lộ trình sử dụng:
- Cải thiện triệu chứng dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy: dùng 1 hộp uống sau ăn hoặc có thể pha loãng vào nước hoặc đồ ăn của trẻ.
- Dự phòng tái phát: dùng thêm 1 hộp ngay sau khi dùng lộ trình cải thiện triệu chứng.
Lưu ý: Để cải thiện nhanh các triệu chứng nóng trong, nên uống nhiều nước sau khi sử dụng và kết hợp cùng bột tắm:

XEM NƠI ĐẶT SIRO THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC TẠI ĐÂY

SAMKID BABY tại đây

HƯỚNG DẪN CHỌN BÙ NƯỚC ĐIỆN GIẢI THẨM THẤU THẤP

Ưu điểm của ORESOL nồng độ thẩm thấu thấp trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em bao gồm:
- Giảm khối lượng tiêu chảy và nôn.
- An toàn, hiệu quả trong điều trị và phòng mất nước bất kể nguyên nhân gì.
- Giảm nhu cầu truyền dịch không theo phác đồ.
- Không thấy có sự nguy hiểm khi có giảm natri máu khi so sánh với ORESOL chuẩn trước đây.
Làm cách nào để xem ORESOL có phải theo nồng độ thẩm thấu thấp không?
- Hãy nhìn trên bao bì của ORESOL bạn chọn, nếu thành phần đủ và theo hàm lượng như hình, thì ORESOL đó tuân thủ nồng độ thẩm thấu thấp.
- Đối với dạng gói bột, bạn cũng căn cứ vào khối lượng gói và dung tích pha để tính tỉ lệ xem có giống với tiêu chuẩn của bảng không nhé.
BIMILYTE - ORESOL tốt trên thị trường phù hợp cho bé
- Tuân thủ nồng độ thẩm thấu thấp của tổ chức y tế thế giới.
- Dạng sữa vị dâu pha sẵn, tiện lợi cho trẻ nhỏ, không gây trớ.
- Bao bì nhôm 7 lớp đảm bảo chất lượng bảo quản lâu dài, không tương tác xấu với dược chất bên trong.
- Được các bác sĩ nhi trung ương tin tưởng.

XEM NƠI ĐẶT ORESOL TỐT CHO BÉ
TẠI ĐÂY

THƯ VIỆN KIẾN THỨC CHĂM BÉ

Tải bảng đánh giá cân nặng của bé theo biểu đồ

Cấu trúc ăn dặm theo độ tuổi của bé

Công dụng của từng chủng lợi khuẩn

VẤN ĐỀ ÉP CON ĂN???

Các mốc phát triển vận động

Cách đút ăn cho bé qua từng giai đoạn mẹ nên biết

Cuốn chăn cho bé đúng cách

Câu chuyện xử lý chàm sữa

Sữa mẹ và những nỗi lo

CẤU TRÚC THỨC ĂN DẶM THEO ĐỘ TUỔI CỦA BÉ

Cấu trúc thức ăn theo độ tuổi như sau:

TỪ BẮT ĐẦU ĂN DẶM - HẾT 6 THÁNG TUỔI: Cấu trúc thức ăn nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo thì tỷ lệ 1:10 [ 1 muỗng gạo: 10 muỗng nước]. Thịt cá rau củ cũng xay nhuyển, mịn và rây. Nấu cháo đúng tỷ lệ trước, sau đó trộn chung với thức ăn. Cấu trúc này thường được gọi là Puréed.

TỪ 7 THÁNG TUỔI - HẾT 9 THÁNG TUỔI: cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Thịt cá rau củ xay nát (không cần rây). Cấu trúc này thường được gọi là Lumpy.

TỪ 10 THÁNG TUỔI - HẾT 12 THÁNG TUỔI: Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo, không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay). Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng. Cấu trúc này thường được gọi là Diced.

Sau 12 tháng tuổi, cấu trúc thức ăn bé đã hoàn chỉnh, bé có thể chuyển dần sang cơm hạt dẻo bình thường, thịt cá xé hoặc cắt nhỏ. Cha mẹ có thể thay đổi cháo, cơm, mì bún để đa dạng cấu trúc cho bé vì lúc này bé nào đã quen và đổi đúng cấu trúc thì việc đa dạng sẽ giúp bé quen dần với thức ăn người lớn sau này.

GIẢI PHÁP CHO CÁC BÉ LỚN ĐÃ BỎ QUA CẤU TRÚC:

Trường hợp của bé ở phần giới thiệu vẫn nên tiếp tục cho bé ăn cháo. Tuy nhiên, song song với điều này, cha mẹ nên giới thiệu cấu trúc khối lớn cho bé tập nhận biết cấu trúc và phát triển cơ để nhai. Một số cấu trúc khối lớn như đùi gà chỉ có vài mẫu thịt để bé gặm, miếng cá để bé cắn, rau củ cũng nấu mềm để bé tập cắn và nhai.

Bên cạnh cấu trúc lớn thì cha mẹ nên chọn cấu trúc có độ giòn và mỏng giới thiệu song song để bé có thể cắn vào nghe răn rắc. Thức ăn giới thiệu nên có 2-3 màu sắc khác nhau. Độ tuổi từ 1-2 tuổi, bé rất nhạy cảm với âm thanh và màu sắc thức ăn. , GS. Duizer, ĐH Guelph, Canada có đề cập đến mối liên hệ giữa âm thanh khi cắn/nhai thức ăn cấu trúc giòn giòn, và sự truyền tín hiệu qua sóng âm thanh của thức ăn này khi bị phá vỡ và xúc giác trên các ngón tay khi các bé cầm nắm là liên quan đến sự vui thích của trẻ khi ăn.

Cha mẹ nên chú ý là: 2 cấu trúc lớn và giòn là giới thiệu riêng rẽ ở 2 dĩa khác nhau. Khi bé học dần cấu trúc và nhai, cha mẹ chuyển dần cháo sang cơm hạt hoặc mì nui, bỏ qua cơm nát.

BIỂU HIỆN CỦA TRẺ KHI CHUYỂN CẤU TRÚC TRỄ/TRÌ HOÃN

Một số trẻ có thể chấp nhận khi cha mẹ chuyển cấu trúc trễ/trì hoãn mà không gặp sự phản kháng. Nhưng một số trẻ nhạy cảm, hoặc đã bị biếng ăn cấu trúc thì khi chuyển cấu trúc trẻ có những biểu hiện như nôn, ói, sặc và khó nhai. Thậm chí ở 1 số bé lớn (từ 2 tuổi) do phát triển cùng với nhận thức độc lập, nên các bé sẽ có thêm vài biểu hiện liên quan đến tự móc miệng để ói, hoặc chỉ tay vào miệng cho thấy sự khó nuốt. Thực tế, các biểu hiện này là thông thường vì phản ánh sự không quen thuộc khi giới thiệu cấu trúc mới cho bé. Các biểu hiện này sẽ tự hết khi bé dần học được cấu trúc mới. Tuy nhiên, nếu biểu hiện trên xảy ra không có chiều hướng giảm theo thời gian, có thể bé gặp vấn đề với khó nuốt thô, bạn nên cho bé tư vấn chuyên gia để đánh giá tốt hơn.

CÔNG DỤNG CỦA TỪNG CHỦNG LỢI KHUẨN

Bacillus subtilis có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như chống kích thích hệ miễn dịch, đông máu, phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở người cao tuổi.
Bacillus subtilis có thể sản sinh ra các enzyme tiêu hóa: Amylase, Protease, Cellulose … giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.
Việc bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis trong các loại men vi sinh sẽ giúp tạo ra hệ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, cung cấp thêm chất dinh dưỡng và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.




Bacillus clausii sở hữu khả năng sống sót mạnh nhờ tính đề kháng tự nhiên. Một số vai trò của lợi khuẩn Bacillus clausii đối với sức khỏe đường ruột:
- Ức chế sự phát triển của các hại khuẩn trong đường ruột, thông qua việc cạnh tranh môi trường sống, thức ăn, khiến hại khuẩn chết và bị đào thải ra ngoài, trả lại sự bình yên - cân bằng cho đường ruột.
- Tạo lớp màng bảo vệ kép chống lại sự xâm lấn của các hại khuẩn vào các tế bào/niêm mạc ruột.

Bacillus clausii

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng Bacillus coagulans có thể tăng cường đáng kể sức khỏe của các tế bào niêm mạc ruột bằng cách giảm viêm, do đó cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng thông qua sự phát triển tối ưu của khu vực hấp thụ của nhung mao ( Kimmel, Keller, Farmer & Warrino, 2010 ).
Ngoài việc sản xuất các enzym tiêu hóa, B. coagulans có thể sản xuất các chất chuyển hóa như diacetyl, axit béo chuỗi ngắn (SCFAs) và vitamin. B. coagulans cũng có thể kích thích nhu động ruột, giảm sản xuất các chất có hại và cải thiện môi trường trao đổi chất trong ruột. Chính điều này thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh và tránh tích tụ độc tố trong cơ thể 

XEM SẢN PHẨM CHỨA CẢ 3 CHỦNG LỢI KHUẨN TRÊN TẠI ĐÂY!!!

LỜI NHẮN CỦA MỘT EM BÉ BỊ ÉP ĂN

Tớ hi vọng một ngày nào đó, mẹ tớ sẽ hiểu được vì sao có tớ bỗng ăn ít đi, chán ăn, sợ ăn, cho ăn như một cuộc chiến. Khi biết lí do, mẹ sẽ có cách “đối phó” hiệu quả hơn mà không phải ép tớ ăn.
Đầu tiên là, lí do khiến tớ ít ăn, chán ăn là:
1.Vì tớ chưa đói: Cơ thể của tớ kêu là một tiếng nữa mới có nhu cầu nạp thêm năng lượng
2.Vì dạ dày của tớ bé lắm: Tớ không thể ăn hết cả bát cháo to ụ kia được
3.Vì tớ đang bận chơi mà: tớ đang khám phá món đồ này hay tuyệt mà lại cứ chen ngang là sao?
4.Vì món này chán ngắt: ôi, lại cháo xay! Tại sao mẹ tớ không thử ăn món ăn trong 1 tuần rồi hãy bắt đầu cho tớ ăn nhỉ?
5.Vì tớ muốn ăn cùng cả nhà: Ăn một mình chán çhết đi.
6.Vì tớ đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý đấy: Thi thoảng , cơ thể tớ cần tiêu hao đống năng lượng đang dự trữ nên từ từ hãy nạp thêm nhé!
7.Vì hình như tớ hơi bụ bẫm quá rồi, tớ phải giảm cân thôi: tớ cũng thích mi nhon mà, sao cứ muốn tớ béo ú vậy?
8.Vì hình như tớ ốm rồi: huhu, hình như con vi rút đã xâm nhập vào cơ thể tớ rồi!
9.Vì có 1 cái răng đang nhú lên nên tớ khó chịu lắm: có cái gì lú nhú trong miệng í, làm tớ chả muốn ăn tẹo nào
10. Và cuối cùng, là vì bị ép ăn nên tớ chán ăn, sợ ăn lắm rồi, huhu
Và mẹ tớ mong là mẹ tớ hãy hiểu lí do, chứ không phải là:
1. Than thở và tìm sự trợ giúp trên mạng, từ những người không hiểu về ăn uống và trẻ em
2. Đưa con đi khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác rồi cho tớ uống các loại thuốc kícн tнích ăn uống, men tiêu hóa
Và tớ muốn nhắn nhủ với mẹ tớ là:
1. Xin hãy cho tớ ăn cái gì mới mẻ, thú vị một chút: kiểu như một đĩa cơm hình hello kitty chẳng hạn hay một món gì đó mới lạ, có hình thù độc đáo được không. Cũng không tốn quá nhiều thời gian của mẹ như lúc ép tớ ăn mà.
2. Tớ muốn biết đói là gì. Các loại thuốc kícн thícн ăn uống đều không tin cậy, kể cả men tiêu hóa. Chỉ có đói mới khiến tớ thực sự muốn ăn và ăn nhiều, ăn ngon
3. Tớ rất thích ăn đồ ngọt và ăn vặt nhưng, làm ơn hạn chế hộ tớ. Mấy thứ đó khiến tớ chán ăn lắm.
4. Tớ có thể chỉ ăn 3 bữa một ngày được không? Tớ có thể không phải lúc nào cũng ăn không? Tớ cũng cần thời gian tiêu hóa thức ăn và chơi mà.

MỐC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CỦA BÉ

CÁCH ĐÚT ĂN CHO BÉ QUA TỪNG GIAI ĐOẠN

Giai đoạn 5-6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn đầu tiên đầy bỡ ngỡ cho cả mẹ và bé. Ở giai đoạn này lưỡi của bé chỉ có thể cử động ra phía trước và phía sau để đón thức ăn vào vị trí trên lưỡi có phản xạ nuốt
Mẹ hãy cố gắng cho bé làm quen với nhiều hương vị thức ăn mới mẻ để kích thích vị giác cho bé, tạo hứng thú cho mỗi giờ ăn.
Cách đút cho bé ăn dặm:
- Mẹ dùng thìa mềm, đầu tròn và nông, lấy thức ăn gạt ngang thìa để tránh bị quá đầy, sau đó nhẹ nhàng để thìa chạm vào môi dưới của bé vài lần để kích thích bé mở miệng một cách tự nhiên
- Khi bé mở miệng, mẹ đưa thức ăn vào giữa môi trên và môi dưới của bé. Theo phản xạ bé sẽ ngậm miệng lại.
- Mẹ từ từ rút thìa thẳng ra. Bé đang học cách điều khiển lưỡi nên sẽ đẩy chút thức ăn ra ngoài. Mẹ hãy dùng thìa vét gọn thức ăn cho bé
Sai lầm của mẹ:
- Mẹ ấn thìa vào môi trên của bé, Bé sẽ không học được cách há miệng để đón thức ăn vào miệng
- Mẹ đút thìa vào quá sâu khiến con không có cơ hội tập cử động lưỡi để đẩy thức ăn vào trong và nuốt, hơn nữa bé dễ bị ọe.
- Mẹ quá quan tâm đến lượng thức ăn, trong khi những ngày đầu ăn dặm bé ăn rất ít.
Giai đoạn 7-8 tháng tuổi
- Giờ đây sau 2 tháng tập luyện, bé đã thành thạo với cử động lưỡi, đẩy thức ăn vào trong cổ họng và nuốt.
- Giai đoạn này bé biết làm cử động nhai, biết dồn thức ăn đã nghiền vào một khối để nuốt. Mẹ cũng nên điều chỉnh thức ăn đặc và thô hơn để hỗ trợ bé dễ dàng dồn khối thức ăn.
Cách đút cho bé ăn:
- Ở giai đoạn này cách mẹ cho ăn vẫn tương tự như giai đoạn trên. Bé đã biết làm động tác nhai trệu trạo nên mẹ đặt thìa theo chiều ngang, để thìa lên môi dưới của bé và hơi nhấc lên để môi trên của bé chạm vào thức ăn và đợi bé đưa thức ăn vào miệng bằng môi trên.
- Bé đã bắt đầu quan tâm để ý đến chiếc thìa của mẹ. Mẹ có thể đưa cho bé cầm một chiếc thìa khi cho bé ăn.
Sai lầm của mẹ:
- Mẹ thường đút nhanh và liên tục mà không để ý quan sát cử động và phản ứng của bé. Bé có thể từ chối ăn khi cảm nhận được áp lực từ phía mẹ. Bé cũng có thể lắc đầu, mím chặt môi hoặc nhè thức ăn ra. Bé muốn thể hiện rằng bé không đói và mẹ cần tôn trọng nhu cầu của bé.
- Mẹ làm gián đoạn bữa ăn của bé bằng TV, Ipad, điện thoại… Thay vào đó mẹ cố gắng giữ không khí giờ ăn thật thoải mái và thong thả.
- Mẹ ép bé ăn dẫn đến tâm lý sợ thìa, sợ đồ ăn.
Giai đoạn từ 9 tháng tuổi
- Đặc trưng lớn nhất của giai đoạn này chính là bé bắt đầu có nhu cầu TỰ ĂN. Nếu để đồ ăn trước mặt, bé sẽ bốc và cho vào miệng. Bé đang khám phá hình dạng, kết cấu, hương vị của món ăn và cảm nhận bằng miệng, bằng các ngón tay.
- Bé bắt đầu có cử động lưỡi lên xuống, biết đẩy thức ăn đến hàm và nghiền nát, hoặc gặm đồ ăn bằng răng cửa.
- Bé cũng tỏ ra rất hào hứng khi được tham gia vào bữa ăn chung của cả gia đinh. Vậy đến đây mẹ hãy cân nhắc việc tiếp tục đút thìa cho bé hay không nhé!
- Nếu vẫn quyết định đút thìa cho bé 9 tháng tuổi, mẹ vẫn áp dụng các kĩ năng như các tháng trước như bình thường.




CUỐN CHĂN CHO BÉ ĐÚNG CÁCH

CÂU CHUYỆN XỬ LÝ CHÀM SỮA ĐÚNG CÁCH

Vào tháng thứ 6, mẹ bé nhận thấy bé bị chàm sữa, mẩn đỏ 2 bên má, sau vài ngày xuất hiện mụn nổi li ti. Sau khi đi khám, BS kết luận chàm độ 2, để tránh chàm nặng hơn và phải dùng thuốc, chị thực hiện theo khuyến cáo là giữ vùng da được ẩm bằng dầu dừa và ngay cả khi đã lành thì tiếp tục giữ ẩm, vì da khô gây ngứa, và khiến bé chà gãi nhiều. Đồng thời chị cũng lựa chọn sữa tắm, không chứa chất tẩy rửa. Sau 1 tuần tình trạng của bé cải thiện tốt. Với trường hợp nặng hơn và phải dùng thuốc thì bạn vẫn có thể thoa cùng dưỡng ẩm, đồng thời khi con đỡ, bạn có thể giảm liều thuốc, tuy nhiên không nên dừng thuốc đột ngột.

SỮA MẸ VÀ NHỮNG NỖI LO

Mẹ nuôi con bằng sữa thì luôn phải giữ cho mình thật khỏe mạnh, thoải mái thì mới duy trì tốt nguồn sữa. Vì vậy Mẹ sữa hãy gạt bỏ những nỗi lo lắng mỗi khi:

- Mới sinh và chỉ có được vài giọt sữa non mặc dù tích cực hút - bởi vì hầu như ai cũng vậy, 1 tuần đầu tiên sữa cực kỳ ít, chỉ tráng đáy bình đến tầm 20-30ml là giỏi rồi. Kiên trì hút 2-3h/lần sau 1 tuần sẽ cho trái ngọt 🙂

- Ngực xuất hiện cục cứng rải rác, có thể 1-2 hoặc nhiều - đây là hiện tượng tắc sữa (do nằm nghiêng, do hút 1 kiệt, do giãn cữ, hoặc do đang kích sữa sữa tăng dần lên...) mẹ sữa chỉ cần càng sớm càng tốt, đứng dưới vòi sen (nước ấm) chảy đều lên ngực. Dùng cơm nóng bọc trong khăn xô chườm matxa xoay tròn ngực, xen kẽ chải lược nhẹ nhàng xuôi từ bầu ngực về đầu ti. Cơm nguội thì cho con ti mẹ hoặc úp máy vào hút hơi mạnh và hơi lâu 1 tý. Tắc sữa thì hầu như ai cũng gặp vài lần, có người do cơ địa tia sữa mảnh, sữa đặc béo còn tắc thường xuyên. Tuy nhiên xử lý sớm thì sẽ ko sao cả, ko dễ j thành apxe nên đừng quá lo lắng.

- Bỗng 1 ngày sữa đột nhiên tụt dốc - cơ thể người mẹ như thời tiết, vui buồn khỏe mạnh mệt mỏi cũng thất thường, mẹ mệt mỏi or ún thuốc or vào kỳ QKĐ or ít uống nước, sữa sẽ có giảm đột ngột, có khi ko lý do. Nhưng chỉ trong 1 thời gian ngắn thôi, mẹ sữa cứ tự tin tăng cữ hút or tăng thời gian hút, chỉ vài ngày là lấy lại phong độ.

- Màu sữa nhìn trong quá - màu sữa chẳng quyết định j đến chất lượng sữa cả, đó chỉ là cảm giác thôi. Sữa mẹ là tất cả những j tinh túy nhất mẹ dành cho con, vì vậy, sữa trong hay đục, sữa vàng hay trắng, đều quý cả. Bé mũm mĩm hay roi roi người, phần lớn là do khả năng hấp thu của mỗi trẻ.

- Kích sữa lâu - thời gian thông thường kích sữa nhanh là 2 tuần, chậm là 4 tuần. Trải dài thời gian đó, sữa tăng chầm chậm, có khi chỉ 5-10ml/lần hút. Vì vậy đòi hỏi mẹ sữa phải kiên trì, đừng so sánh từng cữ hút mà hãy theo dõi tổng lượng 1 ngày, và nên tìm 1 người bên cạnh luôn động viên vực dậy tinh thần kích sữa nhé.

- Sữa hút 2 bên ngực lệch nhau quá - Là bình thường nhé, hầu như ai cũng lệch, có người lệch tầm 20, có người lệch đến 100. Để làm đẹp cho bầu ngực sau cai sữa, thì mẹ sữa chỉ cần chú ý, tích cực cho con bú bên ít, hút bên ít nhiều hơn 1 cữ or 5-10f/lần, cũng sau 1 thời gian khá dài mới có thể kéo 2 bên lại gần nhau. Việc lệch này chẳng ảnh hưởng j số lượng và chất lượng sữa, chỉ là ko nên kéo dài bảo đảm thẩm mỹ mà thôi 🙂

- Con tự nhiên biếng bú - ngay cả người lớn còn có lúc mình cảm thấy ăn ngon, có lúc chán ăn thì trẻ nhỏ cũng vậy. Hay cũng có những giai đoạn gọi là biếng ăn sinh lý (mẹ sữa tìm hiểu thêm về wonderweek), vì vậy hãy cho con ăn theo nhu cầu, ko ép bú (người lớn đang chán ăn mà ai ép ăn thì có cáu ko?), miễn là con chơi ngoan ngủ ngoan ko quấy khóc. Nói phỉ phui mồm, mỗi khi con ốm bệnh thì mẹ mới cảm thấy rằng mẹ cầu sức khỏe con là quý giá nhất, còn nuôi con tăng trọng hay ko, ko còn quan trọng đâu.

- Sữa mẹ trữ trong ngăn mát or ngăn đá, thấy tách thành 2 -3 lớp và mùi hơi hăng - sữa mẹ khi trữ lạnh lúc nào cũng tách lớp chất béo lên trên (nhìn như váng sữa) là nước ở dưới. Tất cả đều quý bởi vì nó chứa đều kháng thể và chất béo, vì vậy chỉ cầm hâm sữa hơi ấm và lắc nhẹ thật nhẹ là lại tan chảy vào nhau đềuPhải chấp nhận 1 điều là sữa trữ thì ko thể thơm như sữa vừa vắt ra, chỉ duy nhất mùi thơm là bị mất đi khi trữ lạnh thôi. Để khử mùi hăng của sữa trữ đông, mẹ đun nhẹ trên bếp, khi vừa lăn tăn bọt phải tắt bếp ngay (chưa đạt 70 độ chưa mất chất). Hoặc pha tỷ lệ sữa mới và sữa rã đông để giảm mùiMẹ sữa khi trữ đông thi thoảng nên rã 1 bịch tập cho bé ún quen mùi vị từ nhỏ, nếu ko e rằng cả 1 tủ trữ đông khi bé lớn lớn dùng sẽ ko quen mà phí phạm công sức.